ỦY BAN NHÂN DÂN QUẠN DƯƠNG KINH
TRƯỜNG MẦM NON HÒA NGHĨA
TUYÊN TRUYỀN VỀ CÔNG TÁC CHĂM SÓC NUÔI DƯỠNG TRẺ TẠI TRƯỜNG MẦM NON HÒA NGHĨA
Bác Hồ kính yêu đã dạy:
“Trẻ em như búp trên cành.
Biết ăn ngủ, biết học hành là ngoan”
Nhiệm vụ của cấp học Mầm non đóng vai trò quan trọng trong thực hiện nhiệm vụ chăm sóc giáo dục trẻ từ 06-72 tháng tuổi. Ở độ tuổi này, nếu trẻ được chăm sóc nuôi dưỡng, giáo dục tốt, trẻ sớm phát triển thể chất và trí tuệ một cách đúng hướng và mạnh mẽ. Đây là giai đoạn có ảnh hưởng lớn đến sự hình thành và phát triển các khả năng của trẻ, hình thành cho trẻ những cơ sở ban đầu nhân cách con người mới xã hội chủ nghĩa.
Trong những năm qua, cấp học mầm non quận Dương Kinh đã tổ chức tập huấn nhiều lớp chuyên đề về vệ sinh an toàn thực phẩm và kiến thức chăm sóc sức khỏe cho trẻ trong trường Mầm non và đã có 100% số trường được tham gia tập huấn. Đây là một điều kiện giúp cho các trường thực hiện tốt công tác chăm sóc nuôi dưỡng trẻ trong đó có trường Mầm non Hòa Nghĩa. Chúng tôi xác định rằng, sức khỏe của trẻ mầm non phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố đó là: Chế độ chăm sóc dinh dưỡng hợp lý, vệ sinh phòng bệnh, môi trường hoạt động của trẻ, trong đó chế độ dinh dưỡng hợp lý là yếu tố quan trọng ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển thể chất của trẻ. Nếu trẻ thiếu ăn, ăn không đủ chất, không hợp lý, vệ sinh cá nhân môi trường không tốt sẽ gây ra cho trẻ bệnh tật, ốm đau ảnh hưởng tới sức khỏe. Do vậy công tác chăm sóc nuôi dưỡng trẻ ở trường mầm non chiếm một vị trí quan trọng, vì ở lứa tuổi này trẻ được ăn bán trú 100% tại trường. Để thực hiện tốt nhiệm vụ nâng cao chất lượng chăm sóc nuôi dưỡng trẻ, trường Mầm non Hòa Nghĩa đã làm tốt một số nội dung sau:
1. Thực phẩm
Đây là khâu đầu tiên quyết định món ăn trong ngày của trẻ có được tươi ngon hay không. Để đảm bảo cho thực phẩm luôn đạt chất lượng và an toàn vệ sinh, chúng tôi đã ký kết với các đơn vị cung cấp thực phẩm có uy tín, bằng văn bản và có tính pháp lý, cung cấp các mặt hàng vào các buổi sáng theo thời gian trong ngày như đã ký kết.
Để món ăn trong tuần không trùng nhau tôi đã lên thực đơn cho trẻ kết hợp với nhiều loại thực phẩm khác nhau đảm bảo đủ 4 nhóm chất: đạm, đường, béo, vitamin. Mỗi bữa ăn của trẻ luôn được kết hợp trên 10 loại thực phẩm khác nhau, trong 2 tuần không trùng thực đơn, cân đối đủ lượng và chất trong ngày của trẻ, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm
Để có những bữa ăn đầy đủ chất dinh dưỡng, tránh xảy ra ngộ độc thực phẩm trong trường, thì yêu cầu tất cả các bộ phận phải thực hiện tốt giao nhận thực phẩm. Khi giao nhận phải yêu cầu có đủ các thành phần: Phó hiệu trưởng phụ trách nuôi dưỡng, cô nuôi, giáo viên, trong 1 tuần phải có 1-2 phụ huynh tham gia nhận thực phẩm cùng các cô. Trong khi nhận phải kiểm tra kỹ thực phẩm có đảm bảo chất lượng, có tươi mới không, ghi vào sổ giao nhận có đúng, đủ số lượng đã nhận không thì mới ký nhận vào sổ. Phụ huynh nhận thực phẩm tại trường
2. Đồ dùng dụng cụ
Nhà trường chuẩn bị tốt đồ dùng dụng cụ, trang thiết bị cho việc sơ chế, chế biến thực phẩm:
Hàng ngày thực hiện đúng kế hoạch chỉ đạo của nhà trường về vệ sinh an toàn thực phẩm, đồ dùng luôn được trang bị đầy đủ đảm bảo phục vụ cho công tác sơ chế, chế biến thực phẩm hàng ngày.
Với những đồ dùng đựng đồ nấu chín như xoong nồi, thùng chia ăn, mỗi buổi sáng chúng tôi đều tráng nước sôi đảm bảo vệ sinh sạch sẽ, với bát, thìa, muôi, đĩa… đều được hấp sấy hàng ngày.
Đồ dùng để sơ chế, chế biến, chia ăn luôn được để riêng sạch sẽ, đồ dùng dành cho thực phẩm sống, chín đều được ghi tên đầy đủ, rõ ràng, đồ dùng làm xong cất vào đúng nơi quy định.
3. Sơ chế thực phẩm
Sơ chế thực phẩm phải đảm bảo về chất lượng và số lượng phù hợp với yêu cầu chế biến.
Thực phẩm phải được nhặt bỏ gốc, lá già lá úa, ngâm rửa sạch nhiều lần rồi mới thái, xay trước khi chế biến. Khi sơ chế các loại thực phẩm luôn được để trên bàn, không để dưới đất, dụng cụ sơ chế luôn đảm bảo sạch để không bị nhiễm bẩn. Sơ chế xong phải để trên riêng bàn đậy kín
3. Chế biến món ăn
Chế biến là giai đoạn làm cho món ăn phù hợp với yêu cầu cơ thể trẻ, để đảm bảo cho món ăn luôn ngon mắt, ngon miệng trước tiên các cô nuôi phải nắm chắc các kiến thức về chế biến món ăn. Các loại thực phẩm sơ chế xong đều được ướp một lượng mắm súp phù hợp, thực phẩm thực vật, động vật đều được xào trước nêm mắm súp theo lượng và đảm bảo lượng chất không bị mất đi, khi xào lên thực phẩm sẽ mềm hơn giúp trẻ dễ ăn hơn. Xào được đến đâu múc vào khay, nồi đậy vung. Khi chế biến các món đều được cân lượng nước, lượng thực phẩm theo đủ lượng rồi mới tiếp tục nấu.
4. Chia ăn
Khi nấu xong, thực phẩm cần được chia ăn luôn cho các lớp, không để quá lâu các chất sẽ bị mất đi, trong khi chia các cô luôn đeo gang tay chín để đảm bảo tay không tiếp xúc với thực phẩm. Khi chia phải đảm bảo đủ lượng theo sĩ số các lớp đã báo lên.
5. Lưu mẫu thức ăn
Lưu mẫu thức ăn là một việc không thể thiếu trong quá trình chế biến thức ăn cho trẻ mầm non. Lưu mẫu thức ăn gồm các công việc: Lấy mẫu, bảo quản, ghi chép, lưu giữ tài liệu liên quan đối với thức ăn được chế biến nhằm kiểm soát an toàn thực phẩm trong suốt quá trình từ khi nhập nguyên lệu, thực phẩm, sơ chế, chế biến, phân chia, bảo quản và vận chuyển thức ăn cho đến khi trẻ ăn xong trong thời gian 24h.
6. Luộc khăn ca
Luộc khăn ca là việc làm cần thiết để đảm bảo an toàn vệ sinh cho trẻ. Trong những ngày tháng dịch bệnh Covid-19 diễn biến phức tạp, hàng ngày vào buổi chiều các giáo viên mang khăn ca xuống bếp để nhà bếp luộc kỹ để hôm sau trẻ dùng. Với những ngày dịch bệnh yên ổn, hàng ngày giáo viên giặt sạch bằng xà phòng và phơi khô, chiều thứ 6 hàng tuần mới mang khăn ca xuống bếp để luộc. Trường luôn thực hiện đều đặn, thường xuyên nhằm đảm bảo vệ sinh an toàn cho trẻ trong công tác phòng bệnh.
II. Giờ ăn ngủ trên lớp
1. Giờ ăn
Đối với trẻ mầm non, việc tổ chức bữa ăn của trẻ không chỉ đơn giản là thời gian tổ chức hoạt động ăn với các bước thực hiện theo các tiêu chí an toàn, sạch sẽ, tạo bầu không khí giúp trẻ ăn hết suất. Bên cạnh đó trong mỗi hoạt động ăn tại trường mầm non còn là cơ hội để trẻ thể hiện và rèn luyện những kỹ năng sinh hoạt văn minh.
Hiểu được như vậy thì việc tổ chức cho trẻ ăn trưa, chiều tại trường mầm non Hòa Nghĩa được coi là công việc hàng ngày và thường xuyên của các cô giáo, luôn được các cô thực hiện đúng theo các bước của giờ ăn.
* Chuẩn bị trước giờ ăn
Trẻ được vệ sinh cá nhân, rửa tay sạch sẽ.
Cô cùng trẻ chuẩn bị ghế và bàn ăn, trước khi ngồi vào bàn các trẻ lớp lớn sẽ tự lau sạch bàn sau đó các bạn mới cùng ngồi vào, trên mỗi bàn ăn được đặt khăn ẩm để vào đĩa cho trẻ lau tay khi tay bẩn, khăn lau bàn khi cơm rơi vãi, đĩa đựng cơm rơi (bàn ăn sạch sẽ thu hút sự chú ý của trẻ để trẻ muốn ngồi vào bàn ăn).
Khi nhận thức ăn, giáo viên đảm bảo tay sạch sẽ chia ăn cho trẻ. Cô giới thiệu tên món ăn, giá trị dinh dưỡng, việc làm này cũng giúp trẻ nhận biết được các món ăn khác nhau.
Trong bữa ăn:
Trước khi ăn cô mời ăn để trẻ mời và cầm thìa ăn bằng tay phải. Trong khi trẻ ăn cô tạo không khí vui vẻ, tùy từng tình hình cụ thể để áp dụng các phương pháp khác nhau như tạo một cuộc thi đua, gửi lời khen tới những bạn ăn hết suất... để tạo bầu không khí vui vẻ trong bữa ăn, giúp trẻ có hứng thú hơn và đặc biệt là ăn hết suất của mình.
Luôn nhắc trẻ giữ trật tự trong khi ăn, không đùa nghịch, nói chuyện to, không làm rơi vãi, biết nhặt cơm rơi vào đĩa, đây cũng là hành vi văn minh trong ăn uống mà trẻ cần phải rèn luyện hàng ngày.
Đối với trẻ mới ốm dậy, trẻ biếng ăn hoặc ăn chậm chạp... cô thường động viên trẻ nhẹ nhàng hoặc đút ăn cho trẻ để trẻ cố gắng ăn hết suất. Chính vì vậy trường hầu như không có tình trạng thùng nước gạo quá tải.
* Sau khi ăn
Trẻ cất bát thìa gọn gàng đúng nơi quy định, uống nước, lấy khăn lau miệng và đi vệ sinh khi trẻ có nhu cầu. Khuyến khích trẻ lao động lau dọn bàn, cất ghế, cho trẻ chơi nhẹ nhàng 10-15 phút trước khi bước vào giờ ngủ.
Việc chăm sóc tốt bữa ăn cho trẻ là công tác thường xuyên hàng ngày, lặp đi lặp lại để tạo thói quen ăn uống văn minh có lợi cho sức khỏe. Vì vậy giáo viên các lớp thường thực hiện chu đáo hoạt động này để trẻ phát triển toàn diện nhất.
2. Giờ ngủ
Giấc ngủ không chỉ quan trọng với người lớn mà với trẻ em việc con trẻ được ngủ đúng giờ, đủ giấc góp phần giúp các con có một cơ thể khỏe mạnh, tinh thần sảng khoái. Trong khi ngủ các cơ quan trong cơ thể được nghỉ ngơi, đối với trẻ khi trẻ ngủ các cơ quan vừa nghỉ ngơi vừa hoàn thiện nốt các chức năng của các bộ phận bên trong cơ thể trẻ. Từ đó trẻ có cơ thể khỏe mạnh, trẻ ngủ đủ giấc có tinh thần sảng khoái và được phát triển một cách toàn diện nhất cả về thể chất lẫn tinh thần.
Ngược lại, những trẻ ngủ ít, ngủ không đủ giấc thường có tâm trạng mệt mỏi, uể oải, không hứng thú tham gia vào các hoạt động vui chơi, học tập. Ảnh hưởng không nhỏ đến việc học và sự phát triển của trẻ.
Trước khi cho trẻ ngủ, cô cho trẻ đi vệ sinh, chuẩn bị không gian lớp học thoáng mát, sạch sẽ, yên tĩnh cho trẻ. Sau đó có thể cho trẻ giúp cô làm một số việc đơn giản như: lấy gối, lấy chăn... Vừa rèn cho trẻ thói quen tốt biết tự phục vụ bản thân.
Để trẻ có giấc ngủ ngon và ngủ sâu giấc, cô mở một số bài nhạc không lời, nhạc ru, nhạc giao hưởng cho trẻ dễ dàng đi vào giấc ngủ và ngủ một cách thoải mái nhất, góp phần phát triển trí não cho trẻ. Quan tâm, vỗ về những trẻ khó ngủ. Trong khi trẻ ngủ cô quan sát và xử lý kịp thời những tình huống xảy ra với trẻ nếu có.
Sau giờ ngủ trưa, trẻ nào thức dậy trước cô cho dậy trước, tránh làm ảnh hưởng đến những trẻ khác. Không đánh thức trẻ bắt dậy ngay khiến trẻ khó chịu, cáu kỉnh. Cô kéo rèm từ từ để ánh sáng vào lớp và từ từ đánh thức trẻ dậy, cho trẻ đi vệ sinh và cho trẻ giúp cô cất giát giường, cất chăn, gối của trẻ. Cô mở nhạc cho trẻ tập những động tác nhẹ nhàng giúp trẻ sảng khoái và tỉnh táo hơn.
Có thể nói việc chăm sóc nuôi dưỡng trẻ khoa học, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm