BÀI VIẾT TUYÊN TRUYỀN VỚI CÁC BẬC PHỤ HUYNH VỀ TÍNH TỰ LẬP CHO TRẺ 3-4 TUỔI
Giáo dục tính tự lập cho trẻ mầm non là việc làm hết sức cần thiết, giúp trẻ có ý thức trách nhiệm đối với bản thân, đối với công việc, nhiệm vụ được giao. Đặc biệt hơn với trẻ 3 tuổi đã xuất hiện nhu cầu tự lập, biểu hiện trẻ muốn tự khẳng định mình bằng cách “tập làm người lớn”, mong muốn được tự mình làm những công việc như người lớn. Vậy làm cách nào để giúp trẻ thỏa mãn nhu cầu tự khẳng định chính mình với mọi người trong cuộc sống hàng ngày? Đây chính là cơ hội để giáo dục tính tự lập cho trẻ, tạo cơ hội cho trẻ được tự làm, tự rèn luyện và hoàn thiện mình; trở thành người tự tin, độc lập, năng động và sáng tạo trong cuộc sống sau này.
Như chúng ta đã biết, trẻ em là một đối tượng khá nhạy cảm, nếu trẻ em được tiếp xúc với nền giáo dục tốt thì trẻ phát triển theo chiều hướng tốt. Ngược lại nếu trẻ em tiếp xúc với nền giáo dục không đúng đắn sẽ dẫn đến các hậu quả tiêu cực. Do đó việc giáo dục tính tự lập cho trẻ cần được áp dụng càng sớm càng tốt, và là phương pháp rất quan trọng và cần thiết. Chính vì vậy tôi suy nghĩ tìm ra nhiều giải pháp để tổ chức hoạt động lao động đạt hiệu quả hơn qua các biện pháp sau:
Biện pháp 1: Lựa chọn một số công việc vừa sức với trẻ
Tôi đã cùng giáo viên cùng lớp lựa chọn ra danh sách một số việc mà trẻ lớp tôi có khả năng làm được như: Tự đi vệ sinh, tự dọn dẹp đồ chơi sau khi chơi xong, tự rửa tay bằng xà phòng , tự xúc cơm ăn và ăn sạch sẽ, lấy và cất gối đúng nơi qui định … tôi luôn động viên, khích lệ trẻ phải hoàn thành công việc được giao để trẻ cảm thấy là mình đã lớn

Trẻ bê phản nằm
Biện pháp 2: Tổ chức lồng ghép giáo dục tính tự lập vào các hoạt động trong ngày
Tôi thường xuyên và chú trọng hơn đến việc lồng ghép giáo dục tính tự lập cho trẻ thông qua các hoạt động trong ngày như:
Giờ đón, trả trẻ: Khi trẻ mới đến lớp tôi hướng dẫn trẻ gấp quần áo, mũ, khăn.. gọn gàng bỏ vào balo rồi cất vào nơi quy định để khi cần tìm sễ đẽ dàng và nhanh. Trước khi ra về trẻ tự kiểm tra lại đồ dùng của mình. Sau một, hai lần tôi nhắc nhở và ngày nào trẻ cũng được thực hành các thao tác đó nên trẻ cất và lấy đồ dùng đồ chơi rất thành thạo và không cần đến sự giúp đỡ của cô cũng như của bố mẹ trẻ tự mình làm những công việc đó với tinh thần thoải mãi và vui vẻ tôi luôn khen ngợi, động viên trẻ thực hiện tốt để tạo động lực cho trẻ trong các công việc tiếp theo.

Hình ảnh trẻ luồn gối giúp cô
Hoạt động học: Tôi chọn một số kỹ năng để hướng dẫn trẻ như: cách rửa tay bằng xà phòng, cách cài cúc, … Khi hướng dẫn trẻ một kĩ năng nào đó, tôi hướng dẫn một cách chậm rãi từng thao tác một. Thấy trẻ đã nắm được thao tác này thì tôi mới chuyển sang thao tác khác. Những tiết học như: Toán, nhận biết, phân biệt cần đến đồ dùng của trẻ, tôi chỉ chuẩn bị đồ dùng đặt sẵn trên bàn, và yêu cầu trẻ tự lên lấy đồ dùng học tập về vị trí ngồi của mình, kết thúc tiết học cũng vậy trẻ tự thu gom đồ dùng, dụng cụ cất cất gọ gàng ngăn nắp đúng nơi qui định. Khi được tự lấy đồ dùng học tập như vậy tôi thấy trẻ rất tích cực, hứng thú học và luôn muốn khám phá xem mình được học gì từ đồ dùng đó.
Hoạt động vui chơi: Tôi tổ chức cho trẻ tham gia một số hoạt động như: Nhặt lá rụng, nhổ cỏ, bắt sâu, tưới nước, nhặt rác bỏ vào thùng vui chơi ngoài trời … Tôi chia trẻ thành các nhóm nhỏ(mỗi nhóm 5-7 trẻ) và hướng dẫn mỗi nhóm một công việc khác nhau. Và khi trẻ tự mình làm hoàn thành tốt nhiệm vụ do cô giao và được khen, trẻ thấy tự tin vào bản thân, trẻ trở nên năng động tích cực tham gia các hoạt động của lớp. Trong hoạt động chơi ở các góc tôi gợi ý để trẻ tự chọn góc chơi, vai chơi, hướng dẫn trẻ cách sử dụng đồ chơi, và tạo tình huống cho trẻ tự giải quyết vấn đề, để trẻ tự chơi, tự khám phá, và tìm hiểu, chỉ giúp đỡ khi bé thực sự cần. Khi hết giờ chơi trẻ tự cất đồ chơi vào đúng nơi quy định.
Hoạt động ăn, ngủ, vệ sinh cá nhân: Đây là các hoạt động nhằm hình thành một số nề nếp, ý thức tự phục vụ cho trẻ. Tôi luôn tạo điều kiện để trẻ tự làm, tự trải nghiệm công việc. Tôi hướng dẫn trẻ cách cầm thìa cầm bát, tự xúc ăn, … ngoài ra còn nhờ trẻ giúp đỡ cô.
Giải pháp 3: Phối kết hợp với phụ huynh cùng giáo dục tính tự lập cho trẻ ở mọi lúc mọi nơi.
Thời gian trẻ đến trường nhiều hơn rất nhiều so với thời gian ở nhà. Những bài học trẻ được học ở trường giúp trẻ phát triển đúng yêu cầu ở độ tuổi. Tuy nhiên để công tác chăm sóc giáo dục trẻ ở trường đạt kết quả tốt nhất, tránh trường hợp cô giáo ở lớp thì giáo dục trẻ tính tự lập, còn về nhà cha mẹ lại luôn làm giúp trẻ mọi việc. Chính vì không muốn tình trạng đó xảy ra nên tôi thường xuyên trao đổi với phụ huynh trong những giờ đón, trả trẻ, trong các buổi họp phụ huynh, qua các góc tuyên truyền cũng như các nhóm zalo, của lớp về mọi vấn đề có liên quan đến trẻ ở trường và đặc biệt là giáo dục tính tự lập cho trẻ. Bởi không phải phụ huynh nào cũng có nhận thức đúng đắn về vấn đề đó.
Trong những bữa cơm ở nhà để trẻ tự xúc ăn và nhắc nhở trẻ ăn sạch sẽ, trên bàn ăn, cần đặt một chiếc khăn ướt và một chiếc khăn ăn để trẻ có thể học theo người lớn tự vệ sinh cho sạch. Hướng dẫn trẻ tự đánh răng và rửa mặt trước khi đi ngủ và sau khi ngủ dậy để rèn nề nếp thói quen cho trẻ về vệ sinh cá nhân.
Ở nhà muốn hướng dẫn trẻ biết tự cất đồ chơi, sắp xếp dồ dùng gọn gàng, Một đứa trẻ khi làm tốt thì chắc chắn mong muốn nhận được lời khen. Tuy nhiên điều đó không có nghĩa trẻ làm gì sai thì cũng sẽ thích nghe mẹ chê bai, phàn nàn. Do đó mà không bao giờ chê trách trẻ, ngược lại luôn phải khích lệ để trẻ hào hứng và tự lập hơn.