BÀI VIẾT TUYÊN TRUYỀN
CÔNG TÁC XÂY DỰNG LỚP HỌC HẠNH PHÚC TRONG TRƯỜNG MẦM NON
Như chúng ta đã biết mầm non là cấp học đầu tiên trong hệ thống giáo dục có vai trò hết sức quan trọng trong việc hình thành tình cảm, trí tuệ, thẩm mỹ và nhân cách của trẻ. Bác Hồ đã nói “trẻ em là tương lai của đất nước” một đứa trẻ hạnh phúc tạo nên một xã hội hạnh phúc, một đất nước hạnh phúc. Đối với trẻ hạnh phúc là được sống trong gia đình hạnh phúc, được sự yêu thương của bố mẹ và người thân. Là được học tập trong một ngôi trường hạnh phúc, lớp học hạnh phúc, mà ở đó trẻ vui vẻ học tập - vui chơi, được thấu hiểu yêu thương – tôn trọng.
Và trong năm học 2021 – 2022, với mục tiêu “Xây dựng trường học, lớp học an toàn và hạnh phúc”, là những giáo viên mầm non tôi nhận thức được đây là một nhiệm vụ vô cùng quan trọng, đây là kim chỉ nam cho mọi hoạt động của mình trong quá trình chăm sóc giáo dục trẻ. Tôi hiểu rằng một lớp học hạnh phúc là nơi các con được an toàn về cả thể chất và tâm lý, được chăm sóc, yêu thương, được tiếp cận với những phương pháp giáo dục phù hợp, giúp truyền cảm hứng tham gia tích cực vào các hoạt động để phát triển toàn diện cả về cảm xúc, trí tuệ và thể chất. Tôi luôn cố gắng và phấn đấu hết mình để hướng tới một lớp học an toàn và hạnh phúc, luôn là nơi phụ huynh tin tưởng gửi gắm con em mình.
Chính vì vậy ngay từ đầu năm khi tiếp nhận trẻ, tôi đã đề ra những biện pháp để xây dựng lớp mình là một lớp học hạnh phúc.
Biện pháp 1: Tạo cảm xúc vui vẻ, thoải mái khi đón trẻ tới lớp.
Ngay từ đầu năm học, tôi đã trang trí lớp theo quan điểm: “Lấy trẻ làm trung tâm”. Trang trí lớp sao cho vừa tầm với trẻ, các hình ảnh trang trí ở các góc phải gần gũi, màu sắc phù hợp với độ tuổi mầm non. Nổi bật ngay từ cửa ra vào lớp hình ảnh “bé đến lớp, bé về nhà, chào bé đến lớp” được giáo viên tìm tòi sáng tạo, trang trí các hình ảnh yêu thương như: bắt tay, đập tay, ôm nhau, biểu tượng cảm xúc...Khi cô và trẻ cùng thể hiện cảm xúc sẽ mang lại cho trẻ cảm xúc vui vẻ, thoải mãi, tự nhiên khi đến lớp. Đó là tiền đề quan trọng cho một ngày vui vẻ, hạnh phúc của trẻ.
Hạnh phúc không phải là cái gì to tát cả, không phải là những món quà tặng trẻ, chỉ đơn giản thôi là những cái ôm ấm áp, là những nụ cười yêu thương, những cử thân mật.
Giải pháp 2: Xây dựng môi trường học tập an toàn về thể chất, tinh thần, sinh động và sáng tạo cho trẻ.
Môi trường giáo dục an toàn đối với trẻ lứa tuổi mầm non bao gồm an toàn về “thể chất” và “tinh thần”. Giáo viên học sinh phải được bảo vệ, không có sự xúc phạm về thể xác và tinh thần để mỗi khi đến trường trẻ có cảm nhận như ở nhà. An toàn tinh thần, sự tổn thương về tinh thần thậm chí còn nguy hiểm hơn là tổn thương thể xác và có thể đi hết cả cuộc đời. Chính vì vậy các con phải có một tâm thế gọi là vui mừng, phấn khởi nhất và cảm nhận thấy vui vẻ khi đi học. Và biện pháp đầu tiên khi nghĩ đến an toàn về tinh thần chính là ở bản thân cô giáo. Cô là tinh thần món ăn của các con, là một giáo viên chuẩn nghề nghiệp, tôi đã nắm bắt được tâm lý của các con theo đúng lứa tuổi, nắm bắt được đặc điểm của từng trẻ, hoàn cảnh gia đình của trẻ để từ đó có những tác động, can thiệp phù hợp với trẻ khi đến lớp giúp trẻ cảm nhận được sự quan tâm, yêu thương co dành cho trẻ. Việc nắm bắt được tâm lý của các con, không quát mắng, chỉ trích, hay đối xử không công bằng với trẻ. Để tạo môi trường tâm lý cho các con tôi và trẻ cùng nhau xây dựng nên nội quy lớp học để các con thoải mãi thực hiện và thể hiện những gì con được làm khi tới lớp trong khuôn khổ và quy định của lớp học.
Lớp học là nơi trẻ hoạt động, học tập cả một ngày khi ở trường chính vì vậy lớp học càng sinh động, sáng tạo thì trẻ càng hứng thú vì vậy tôi luôn vệ sinh lớp sạch sẽ, gọn gàng, trang trí lớp đẹp mắt phù hợp với chủ đề, chủ điểm, ngày lễ, ngày hội, tạo các góc mở cho trẻ hoạt động. Ngoài ra tôi còn tìm tòi, nghiên cứu mạnh dạn áp dụng một số phương pháp hiện đại vào việc xây dựng môi trường cho trẻ như: STEAM, MONTESSORI, REGGIO AMILIA

Giải pháp 3: Hiểu và tôn trọng cảm xúc cá nhân của trẻ.
Mỗi đứa trẻ được sinh ra là một cá thể riêng biệt, trẻ có những đặc điểm tâm sinh lý, cảm xúc khác nhau. Điều người lớn chúng ta cần hiểu và tôn trọng những điều riêng của trẻ. Nhất là với trẻ trong giai đoạn mầm non trẻ đang từng bước hoàn thiện những kỹ năng của mình, người lớn chúng ta đóng vai trò là làm mẫu để trẻ quan sát, học hỏi hoàn thiện những điều mình chưa có. Để làm được những điều này bản thân chúng ta phải trở thành người tin cậy của trẻ, cho trẻ cảm giác an toàn, tin tưởng, bởi trẻ không chia sẻ những gì với những ai không cho trẻ được cảm giác an toàn. Việc cho trở thành một người tin cậy của trẻ điều đầu tiên chúng ta có chính là đặt mình vào vị trí của trẻ hiểu và tôn trọng những gì cá nhân của trẻ từ đó hỗ trợ định hướng trẻ có sự phát triển đúng.
Lớp học hạnh phúc là nơi giúp giáo viên và học sinh hình thành cũng như duy trì các trạng thái cảm xúc tích cực. Mỗi lớp học hạnh phúc sẽ tạo nên một môi trường mà ai tham gia cũng cảm thấy hạnh phúc. Được tham gia vào các lớp học hạnh phúc sẽ giúp cho mỗi cá nhân thiết lập được các tình cảm lành mạnh, góp phần phát triển nhân cách tốt đẹp.
Giải pháp 4: Tạo động lực và truyền cảm hứng cho trẻ thông qua các hoạt động học.
Hoạt động học là một trong những hoạt động chủ đạo trong một ngày của trẻ ở trường mầm non. Để trẻ luôn cảm thấy thoải mái, tự tin, có hứng thú trong mỗi hoạt động học, thì giáo viên tạo điều kiện để trẻ chủ động tìm hiểu và giải quyết vấn đề, phát huy động viên trẻ sáng tạo, cô giáo chỉ đóng vai trò là người đặt vấn đề và hỗ trợ định hướng trẻ. Với bản tính của trẻ là thích tìm tòi khám phá, nên việc cho trẻ được trải nghiệm, trực tiếp cảm nhận sự vật hiện tượng qua các giác quan: Được sờ, cầm, ngửi… là vô cùng quan trọng, trẻ sẽ thấy thích thú và say mê với việc học hơn so với phương pháp truyền thụ cũ “Cô nói trẻ nghe” vận dụng những kiến thức bản thân tôi đã được học. Tôi ứng dựng một số phương pháp dạy học mới như: STEAM vào tổ chức các hoạt động cho trẻ để tạo trẻ trẻ cảm hứng, động lực tham gia vào giờ học
Giải pháp 5: Phối hợp chặt chẽ giữa gia đình và nhà trường.
Để trường học, lớp học hạnh phúc thì trường học phải là nơi thầy cô, học sinh và phụ huynh đều được hạnh phúc. Là nơi học sinh có hứng thú, niềm vui, sự mong chờ và những rung cảm. Là nơi học sinh không có áp lực học hành mà luôn được phát huy khả năng của mình. Tại lớp tôi có chiếc hộp yêu thương các con làm hình trái tim có ký hiệu của mình, mục đích cuối cùng cũng là ghi lại những những hành động tích cực của trẻ trong một ngày hôm đó, cuối tuần cô giáo tổng hợp lại tất cả những phiếu đó và gửi về cho phụ huynh biết, phụ huynh rất vui và phấn khởi khi biết con mình mỗi ngày ở trường làm được những việc gì? Và ngày thứ 7, chủ nhật phụ huynh sẽ ghi lại những hành động tích cực của trẻ khi ở nhà. Như vậy, giữa gia đình và nhà trường tạo được sợi dây liên kết chặt chẽ trong công tác chăm sóc, nuôi dưỡng và giáo dục trẻ. Từ đó hình thành và rèn luyện được những hành vi tốt cho trẻ.
Trường học hạnh phúc là phải để. “Trẻ là ngọn nến thắp sáng niềm hạnh phúc của cha mẹ và cô giáo”. Ngọn nến muốn sáng cần có bàn tay nâng niu từ nhiều khía cạnh gia đình, trường học, xã hội. Khi mỗi ngày đến trường của con là một ngày vui (Có nghĩa là hạnh phúc) hạnh phúc đó sẽ lan tỏa đến thầy cô và cha mẹ. Vậy nên chúng ta hãy hành động “Để trẻ luôn tỏa sáng”
|
Hòa nghĩa, ngày 22 tháng 11 năm 2021
Người viết
Lê Thị Quỳnh Liên
|